Lịch sử Nhuộm răng

Việt Nam

Theo các truyện cổ tích Việt Nam thì từ hàng nghìn năm trước người Việt đã có tục nhuộm răng. Theo truyền thuyết Việt Nam tục này đi cùng với tục xăm mìnhăn trầu.

Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, tục này mới giảm mà dần dần mất hẳn.

Nhật Bản

Tranh mộc bản Ukiyo-e với nhân vật có hàm răng đen

Tại Nhật Bản, tục nhuộm răng đen gọi là Ohaguro (お歯黒?, âm Hán Việt: xỉ hắc). Lối trang sức này thường dành cho phụ nữ đã có chồng nhưng nam giới cũng theo, coi như một cách ngừa sâu răng tương tự như chất trám răng của nha khoa hiện đại. Tục này cũng được nhắc đến trong Truyện kể Genji.[1]

Vào cuối thời Heian, tục nhuộm răng khá phổ biến trong giới quý tộc. Nam giới và con gái đến tuổi dậy thì đều theo. Ngoài ra Gia tộc Taira và các võ sĩ samurai thì đến các đền chùa xin nhuộm răng và vẽ lông mày. Hoàng tộc Nhật Bản giữ lệ nhuộm răng đen cuối thời đại Edo mới bỏ.

Sau thời kỳ Edo, lệ này chỉ có một số người theo như nam giới quý tộc, phụ nữ có chồng. Gái mại dâmgeisha cũng giữ tục nhuộm răng. Đối với dân quê tục nhuộm răng được gắn liền với việc hiếu hỷ (lễ cưới, đám tang).

Ngày 5 Tháng Hai năm 1870, triều đình Nhật Bản ra lệnh cấm tục nhuộm răng nên lệ này mai một dần đến hết thời Minh Trị. Sang triều Taisho thì gần như mất hẳn.

Nhật Bản ngày nay không còn tục nhuộm răng nhưng trong các phim kịch và sách truyện lịch sử vẫn còn nhắc đến. Ngoài ra giới geisha đôi khi còn thực hiện nên khách ghé hanamachi (xóm làng chơi) thỉnh thoảng vẫn còn thấy người răng đen.